Thương thuyết biên giới trong thập niên 1990 Xung đột biên giới Trung–Xô

Một số cuộc thảo luận phân định biên giới nghiêm túc đã diễn ra cho đến ngay trước khi Liên Xô tan rã năm 1991. Đặc biệt, cả hai phía đồng ý rằng đảo Damansky/Trân Bảo là của Trung Quốc (cả hai đều tuyên bố hòn đảo này đang nằm dưới quyền kiểm soát của họ vào lúc đạt được thỏa thuận).

Ngày 17 tháng 10 năm 1995, thỏa thuận về một đoạn biên giới dài 54 km cuối cùng đã đạt được, nhưng câu hỏi về việc kiểm soát ba hòn đảo trên sông Amursông Argun bị bỏ ra ngoài vòng giải quyết.

Trong một thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc, được ký vào ngày 14 tháng 10 năm 2004, có nói rằng cuộc tranh chấp cuối cùng đã được giải quyết. Theo thỏa thuận, Trung Quốc được giao quyền kiểm soát Đảo Tarabarov (Ngân Long Đảo) và khoảng 50% Đảo Bolshoy Ussuriysky (Hắc Hạt Tử đảo) gần Khabarovsk. Ủy ban Chấp hành của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc ký thông qua thỏa thuận này vào ngày 27 tháng 4 năm 2005Viện Duma của Nga thông qua sau đó vào ngày 20 tháng 5 năm 2005. Việc chuyển giao hoàn thành xong vào ngày 2 tháng 6 năm 2005 khi thỏa ước được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Lý Triệu Tinh và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ký.

Đến đây, toàn bộ đường biên giới Trung-Nga dài 4.300km được xác định xong. Tháng 10/2008, chính phủ hai nước đã tổ chức lễ khánh thành cột mốc phân định biên giới đoạn Đông giữa hai nước trên đảo Hắc Hạt Tử. Hiện nay đảo Trân Bảo cùng các đảo Thất Lý Tâm, Kabozi gần đó đều đã thuộc về Trung Quốc. Trên đảo Trân Bảo hiện nay có một đơn vị biên phòng đồn trú và tỉnh Hắc Long Giang đã tôn tạo lại các địa điểm xảy ra trận đánh năm xưa cùng với một phòng trưng bày.